Thị trấn Phú Long: ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thị trấn đến năm 2025
Nhằm mục đích, thực hiện chất lượng, hiệu quả việc cung cấp
dịch vụ công trực tuyến nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng
của người dân, doanh nghiệp; đạt mục tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt
tối thiểu 30% (đến hết năm 2024) và
70% (đến hết năm 2025).
Để đảm bảo thực hiện được các nội dung chỉ tiêu đề ra, UBND
thị trấn yêu cầu cán bộ, công chức phụ trách chuyên môn thực hiện và phối hợp
thực hiện các nội dung cụ thể. Theo đó, thực
hiện rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong TTHC thuộc thẩm
quyền theo quy định tại Điều 26, Quyết định số 31/2021/QĐ- TTg ngày 11/10/2021
của Thủ tướng Chính phủ; Chương III, IV Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày
05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn
trình theo hướng đơn giản, thuận tiện, người dân không phải khai báo lại các
thông tin, dữ liệu cho cơ quan nhà nước; hướng tới cắt giảm quy trình, thành
phần hồ sơ của TTHC; tham mưu Chủ tịch UBND thị trấn ban hành văn bản chỉ đạo
cán bộ, công chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến để làm gương, hướng dẫn cho
người dân sử dụng khi có nhu cầu. Tiếp tục thực hiện theo Nghị Quyết số
23/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh Bình Thuận về quy định mức thu
phí, lệ phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực
tuyến trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp Phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp
tục nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ
phí thực hiện thủ tục dịch vụ công trực tuyến; phối hợp Văn phòng HĐND&UBND
huyện nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ
sơ khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch nâng cấp, bổ sung bảo
đảm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (hạ
tầng truyền dẫn, hạ tầng mạng máy tính, thiết bị) đồng bộ, hiện đại cho cán
bộ, công chức tham gia quản trị, vận hành duy trì và khai thác sử dụng các hệ
thống thông tin, nhất là hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thị trấn; phối
hợp Phòng Văn hóa và Thông tin triển khai việc phát triển hạ tầng truy cập băng
rộng cho người dân, phổ cập điện thoại thông minh; chủ động phối hợp với các
doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin triển khai cấp chữ ký số công cộng
(chữ ký số cá nhân) cho cán bộ, công
chức, người lao động và người dân trưởng thành.
Đảm bảo 100% hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phát sinh phải
được số hóa ngay khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết; triển khai các nội dung,
nhiệm vụ về xây dựng CSDL dùng chung tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 - 2025 và
cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 – 2025;
thực hiện kết nối, khai thác và sử dụng ngay các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng
cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Chủ động tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức kiến
thức, kỹ năng chuyên môn để bảo đảm phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công
trực tuyến; triển khai hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng trong công tác
tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân tại địa bàn dân cư sử dụng dịch vụ
công trực tuyến.
Triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch số
131/KH-UBND ngày 06/6/2023 của UBND huyện về triển khai thực hiện Quyết định số
964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược an toàn,
an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng
đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Bảo đảm
100% hệ thống thông tin đang trong quá trình thiết kế, xây dựng, nâng cấp, mở
rộng trước khi đưa vào vận hành, khai thác phải được phê duyệt cấp độ an toàn
hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin
theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt. Chủ động theo dõi số liệu của bộ chỉ
số 766 qua Cổng Dịch vụ công quốc gia để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành./.